Nghe có người báo con gái đến tìm, chị Diệu lật đật chạy ra cổng ủy ban xã. Nhìn thấy con bé Thảo lúng túng nhảy từ trên chiếc xe đạp bóng nhoáng xuống, mẹ nó hốt hoảng:
- Chết thôi! Ai cho mày đi xe đạp thế hả Thảo?
- Ông! Ông bảo con đi tìm mẹ về ông bảo gì ấy! Con bé Thảo thích thú đáp lời mẹ. Nó chệnh choạng dẫn chiếc xe định dựa vào thềm gạch, nhưng dựa mãi không được, làm cái xe suýt thì đổ kềnh. Chị Diệu chạy đến giúp con gái:
- Ông làm sao thế hả con?
- Ông không làm sao, nhưng cơ mà khi ông chống gậy lên Soi Vạt về bảo con đi tìm mẹ ngay. Nhanh lên, mẹ về ngay đi!
- Chết thôi! Ai cho mày đi xe đạp thế hả Thảo?
- Ông! Ông bảo con đi tìm mẹ về ông bảo gì ấy! Con bé Thảo thích thú đáp lời mẹ. Nó chệnh choạng dẫn chiếc xe định dựa vào thềm gạch, nhưng dựa mãi không được, làm cái xe suýt thì đổ kềnh. Chị Diệu chạy đến giúp con gái:
- Ông làm sao thế hả con?
- Ông không làm sao, nhưng cơ mà khi ông chống gậy lên Soi Vạt về bảo con đi tìm mẹ ngay. Nhanh lên, mẹ về ngay đi!
Chị Diệu ngẩn người không hiểu có chuyện gì. Lại Soi Vạt! Cái Soi Vạt chết tiệt này nó làm khổ ông bố chị đến bao giờ nữa đây? Mà ở đó có cái gì kia chứ! Chị chưa bao giờ đặt chân đến cái bãi sông bí hiểm ấy. Đối với chị nó như một cái cõi xa xăm nào đó, như trong chuyện kể về ma quỷ, về thần thánh mà trong mỗi con người ai ai cũng nghe, cũng biết, cũng có lo âu sợ sệt và hoan hỉ, nhưng chưa ai từng nhìn thấy. Cái bãi sông ấy chỉ hợp với những con người không bình thường, những con người có tuổi tác, có thân phận, có niềm hy vọng, có cuộc đời kỳ quặc, u mê. Từ ngày mẹ con cô Nga bồng bế nhau lên đấy ở, câu chuyện về Soi Vạt càng được người ta đồn đại, phóng to lên nhiều lần. Đã có những câu chuyện kể về những người đàn ông trong làng ra sông lấn mẹt vào những đêm mùa đông giá rét. Có lần một người nào đó đã bắt được một con cá to bằng đứa trẻ con lên ba. Nó bị quáng đèn và bị những tấm rào nứa ảo ảnh chặn lại không dám lao tới, để một cái dập chụp lấy, mặc dù nó hết sức cựa quậy nhưng không làm sao thoát được. Những người lấn mẹt đem nó lên bờ thì một người đàn bà không biết từ đâu chạy đến đòi. Chị ta bảo đấy là con mình, chị van xin họ hãy tha cho nó, đừng làm thịt nó, để chị nuôi cho nó lớn lên, nó sẽ thành một chàng thanh niên cao lớn, tuấn tú, nó sẽ ra chiến trường đánh giặc! Các người không tin ư? Hãy nhìn kia! Khi những người thợ lấn mẹt nhìn xuống thì không phải con cá, mà là một thằng bé con trần truồng đang nằm trên cỏ, thản nhiên mút tay và nhìn mọi người bằng con mắt ướt của loài cá, không kể gì đến cái rét tháng chạp tím thịt, cắt da. Họ, những người thợ lấn mẹt gan lỳ nhất trần đời cũng phải hốt hoảng, bỏ cả dập, cả giỏ, quăng đóm mà chạy. Người đàn bà cười nhẹ bế con lên đi về phía rặng tre, nơi có túp lều chăn trâu của thằng Hợi.
Rồi lại một câu chuyện khác, về chiếc máy bay Mỹ bị vướng vào ngọn tre rơi xuống Soi Vạt vào một buổi chiều. Thông thường, máy bay Mỹ bay rất thấp mỗi lần chúng muốn đánh vào thủ đô. Chúng bay men theo sườn núi Tam Đảo, dọc lòng sông rồi bất thần tăng đô cao vọt lên rồi từ đó bổ nhào vào mục tiêu mà ném bom hay bắn rốc- két. Một lần chả biết chúng bay thế nào mà một chiếc F105 to bằng cái gốc đa và cũng sần sùi, gai mấu, gớm ghiếc như thế quệt phải một cành tre. Cành tre níu lấy chiếc tàu bay, còn nó, cái con Thần Sấm hung hãn thì cứ gầm rú vùng vẫy, phụt cả khói đen ra đằng đít nhưng cũng không sao thoát ra được. Cuối cùng, nó ngã vật ra giữa lòng sông, vì thế nó không bị bốc cháy. Những người dân trong làng kéo nhau ra xả thịt con Thần sấm đem về bán cho cánh thợ đúc xoong, từ mãi dưới Thái Bình, Nam Định lên hành nghề. Tay nghề của họ thật siêu đẳng. Những chiếc xoong đủ các cỡ bằng đuya- ra từ máy bay Mỹ thật tuyệt vời. Vừa nhẹ, vừa sáng loáng, nấu cơm không bị cháy lại vừa bền. Có thể dùng đến năm mươi năm, hoặc hơn, một trăm năm mà không hề hư hấn. Nhưng có điều lạ là người ta không tìm thấy tên giặc lái đâu cả, dù là một mảnh xác hay một miếng vải quần áo của tên Mỹ. Xã, huyện đưa dân quân, du kích và cả bộ đội về săn lùng, rồi thông báo đến khắp mọi ngóc ngách người dân, nhưng không ai tìm thấy nó, dù chỉ là dấu tích. Lâu dần mọi người quên đi, thì bỗng dưng có người thấy đêm đêm có một cái bóng cao to gấp đôi, gấp ba người trong làng, trắng như người bạch tạng, lần mò dọc theo bờ sông mà bắt cá, ăn sống! Cái bóng người bạch tạng ấy là hồn ma hay chính là tên phi công Mỹ còn sống?
Những câu chuyện đó không ai tin, kể cả thằng Hợi gan lỳ một cách khác thường, trừ những chiếc xoong bằng đuya ra ai cũng trông thấy. Dù không tin nhưng ai cũng nghĩ là có khi có thật thì sao? Ấy vậy mà cô Nga dám bồng con lên đấy ở, có khi cô ấy đã là nhân chứng cho những câu chuyện hoang đường, ma mị của Soi Vạt. Không thế thì làm sao cô ấy sống ở đó được. Nhưng rồi, cô Nga và thăng con trai của cô phải ra đi. Hai mẹ con người đàn bà bất hạnh và ma quái ấy đi như thế nào cũng chẳng ai biết đích xác. Họ chỉ thấy ông lão Tuân ngày ngày vẫn chống gậy đi vào đấy, rồi lại trở về, y hệt một người dở hơi, không hồn, không vía...
Con bé Thảo nhìn mẹ nó đứng nhìn về phía cánh bãi đang vào mùa mía lên. Màu xanh phơi phới của những mầm mía đã bám được rễ vào cánh bãi phù sa, hứa hẹn một mùa mật vàng óng thơm lừng. Bất giác chị Diệu nhớ tới những đêm kéo mật rậm rịch tiếng chân trâu cùng với tiếng nghiến ken ken của trục kéo mía. Thỉnh thoảng tiếng giục trâu ậm ừ của người rong trâu cũng ngái ngủ như tiếng thở phì phò, mệt nhọc của con trâu. Tiếng nước mía chảy long tong trong thùng mật. Cànhg về khuya, tiếng người càng thưa dần, và trăng thì càng trong văn vắt. Mùa kéo mật, cả làng thơm lừng, thơm từ trong quần áo của thiếu nữ, đến da thịt của bầy trâu nhọc nhằn. Cả vầng trăng tháng một cũng thơm lựng, ngọt lừ... Vào một đêm như thế, chị Diệu sống lại với thời gian của thjời thiếu nữ... Những cánh tay đàn ông vạm vỡ, những bộ tóc bù xù khét năng, dinh dính mật mía và anh trăng mờ tỏ, thoắt ẩn, thoắt hiện trong bãi mía lao xao. Thời ấy đã qua. Chiến tranh mà hiện thân của nó là những Con Ma, Thần Sấm, vừa kinh tởm lạ lùng, vừa dã man điều độ rải từ trong bụng nó ra những quả bom li ti như thóc mạ, rồi ầm ầm trùm khói mịt mù xuống mọi nơi, mọi chốn. Cánh đồng mia chay tan hoang, xa hơn nữa, cánh đồng Lưu Lạc của làng chị lỗ trỗ hố bom và những ngôi mộ mới... Thế rồi, chiến tranh cũng phải đến ngày kết thúc, bao nhiêu thanh niên trai tráng không về, họ đem đi vĩnh viễn những cánh tay vạm vỡ, những mái tóc bù xù thơm và dính mật mía... Chị cũng thế, từ ngày theo chồng về làng bên này, chị cũng chưa một lần trở lại cánh đồng Lưu Lạc, nơi chị đã lớn lên, lần đầu tiên trong đời chị đã học cách cầm rảnh mạ cắm xuống bùn non! Rồi từ đấy, cây lúa của chị lớn lên trổ đòng đòng, đơm bông, chín gié, làm thành những hạt gạo trắng trong, nuôi sống con người...
Mải mê với những ý nghĩ chợt đến, mãi đến khi con bé Thảo nắm áo chị kêu lên:
- Mẹ...! Mẹ nghĩ gì thế?
Người đàn bà giật mình, trở lại với hiện tại. Chị kéo con gái đên bên thềm gạch dưới bóng mát của hàng xoan đào, gỡ những bông hoa cỏ trên tóc nó:
- Thảo này, con ở với ông có vất vả không?
- Không mẹ ạ!
- Con làm những việc gì?
- Thì cũng như ở nhà mình thôi. Nhưng cơ mà khổ nhất vẫn là lúc cho bà ăn, lúc bà đi đồng...
“Khổ thân con tôi!”, chị Diệu thầm kêu lên trong lòng, nó còn bé thế, chưa biết gì mà đã phải làm những việc như thế.
- Nhưng mà con cũng thích, thỉnh thoảng ông lại cho con đi xe đạp. Cái xe đạp của mợ Kỳ đẹp nhỉ mẹ nhỉ. Đạp nhẹ ơi là nhẹ!
Ừ, nếu như chị đừng quá quắt, đừng ghen ghét với mợ Kỳ, thì con chị đâu đến nỗi. Bất giác chị Diệu thấy ân hận, nỗi ân hận kéo đến làm chị sắp rơi nước mắt. Nhưng đấy là những giọt nước mắt thương con.
Tội nghiệp nó, mới mười ba tuổi đầu đã phải sống xa bố mẹ, xa các em. Chị Diệu thương con gái còn bởi nó chính là cái phiên bản, cái bóng của chị. Năm mười ba tuổi, chị cũng phải lìa nhà đi ở chăn trâu cho một nhà giàu có trong làng, chỉ vì ở nhà thì chị không biết lấy gì để ăn. Người giàu có trong cái làng Sơn Cốt bé bỏng của chúng tôi hồi ấy không nhiều, chỉ độ dăm bảy người, và cái mức giầu có của họ cũng không như những câu chuyện được mô tả trong sách vở, tiểu thuyết. Vì thế, con cái nhà bần cố nông nào muốn được xin vào để ở trong nhà họ cũng không phải dễ dàng gì. Và chính chị đã được nhận đi ở chăn trâu cho nhà ông địa chủ Đồng Giám. Chị Diệu còn nhớ mãi những buổi chiều đông xám xịt và gió rét cắt da, thổi ù ù, trên cánh đồng Lưu Lạc, một mình chị giằng co, vật lộn với hai con trâu không chịu về chuồng. Những giọt nước mắt cằn cõi và nóng rát tràn xuống hai gò má cô bé Diệu, rồi lại bị gió thốc ngược vào môi, vào miệng mặn chát. Xa xa, xa lắm , là cái vệt đen dài của làng. Thực ra thì cái khoảng cách giữa cánh đồng Lưu Lạc lồng lộng gió với chân làng không bao xa, nhưng với tuổi mười ba, côi cút, lưu lạc của chị, đó là cả một chân trời thiên hạ, mịt mù. Chỉ có một cậu bé, gọi ông chủ Đồng Giám là bác ruột, là thỉnh thoảng còn tha thẩn đến với chị, trong những lúc chị tủi thân bên đống rơm khô. Người đó chính là anh Quân, chồng chị bây giờ.
Từ khi xảy ra sự cố, nói đúng hơn là những sự cố liên tiếp xảy đến để đến giọt nước cuối cùng là sự bồng bế nhau ra đi của mẹ con chị Nga, cái ly nước buồn đau trong gia đình ông lão Tuân mới được ngó ngàng tới. Sự sụp đổ, gãy gục của ông lão Tuân và những tiếng than kêu rền rĩ của bà lão khiến cho ngôi nhà vốn nền nếp, cứng cỏi trở thành nơi trú ngụ của đau thương bi thảm. Không có tiếng người lớn, không có tiếg trẻ thơ, chỉ có tiếng rít ư ử của con chó thủy chung và tiếng gào thét của con lợn bị ruồng bỏ là tạo được cái âm thanh náo động của trần gian. Sự xuất hiện của chị Diệu, những tiếng xua gà, mắng lợn và những nhát chổi của chị đã cứu rỗi ngôi nhà. Chị tắm rửa, cơm cháo cho me, lòng thương mẹ của chị không sao lấn át được ý muốn tội tình của người đàn bà chán ngán. Bất chợt thoáng qua thôi nhưng bỗng dưng nó được neo lại trong lòng chị: chị mong cho mẹ chết! Ừ, sao chị lại có ý nghĩ mong đợi quái gở và phản phúc thế nhỉ? Biết là tội vạc dầu, cối giã sẽ đè ập vào chị, nhưng chị Diệu bắt đầu bị ám ảnh bởi sự sống, hay đúng hơn là sự tồn tại của mẹ mình chỉ càng gây ra bao khổ đau cực nhọc cho chị, cho bố chị và cho chính cả bà nữa... Chị vừa sửa lại cái sào gầu múc nước, vừa đưa mắt về phía căn buồng, nơi tiếng rên rỉ rền rĩ của bà mẹ phát ra. Đến bao giờ, bao gờ nhỉ, những âm thanh ai oán và rỉa rói ấy ngưng tắt? Đó là ngày giải thoát cho kiếp con người mong manh ma trĩu nặng dường bao!
Dường như không chịu đựng nổi cái ý nghĩ tội lỗi ấy, chị Diệu lặng lẽ nhảy lên pê- đan xe đạp, không một lời chào từ giã cha mẹ. Con đường liên xã vốn đã ngoằn ngòeo và lỗ chỗ chân trâu, vào lúc nhập nhoạng tối, càng trở nên gập ghềnh bao nỗi đã đưa chị về đến nhà. Ngôi nhà ấm cúng, yên thân của một cuộc đời người đàn bà giờ đây đã trở thành ốc đảo ích kỷ của chị Diệu. Chị càng yên thân, êm ấm và kiêu hãnh đến đâu, thì nỗi xót thương cho hoàn cảnh của cha mẹ càng dào lên gấp bội. Giờ đây, sau khi đã chui vào cái giường âm ẩm quen thuộc mùi nước đái của đứa con nhỏ, niềm hạnh phúc hân hoan quen thuộc của chị đã không còn nữa. Chị đã suy nghĩ, và sẽ phải đi đến một quyết định. Chị ngồi dậy quấn lại mái tóc búi thành một búi sau gáy, quơ mãi chẳng thấy cái kẹp đâu, chị cứ để như thế, một tay giữ cái búi tóc, đi ra gian nhà ngoài, nơi chồng chị đang ngồi, cộng trừ sổ sách. Nghe tiếng bước chân vợ, anh Quân, ngưng tay nhìn lên. Thấy dáng bộ quen thuộc của vợ, nó thường diễn ra như một tiếng nói báo hiệu, anh lại cúi xuống những con số công điểm, với vai trò của một con người tất bật, đầy trách nhệm. Chị khẽ khàng ngồi vào ghế, thả mái tóc dày xuống, nén một tiếng thở dài. Lần này anh Quân ngẩng lên, với một nụ cười của kẻ đã biết hết mọi sự.
- Anh làm sổ sách sắp xong chưa?
- Hứ, còn mấy chỗ rắc rối quá! Không ngủ được à?
Chị Diệu không trả lời câu hỏi cũng rất quen thuộc của chồng:
- Chiều nay em tạt qua nhà ông bà. Buồn quá...
Anh Quân buông bút, ngồi xoay hẳn lại phía vợ:
- Bà có đỡ được tí nào không?
Chị Diệu khẽ lắ đầu:
- Em nói câu này phải tội thật, nhưng sao em mong cho mẹ mình chết...
Nói chưa hết câu, chị Diệu ngồi gục xuống cánh tay tì trên cạnh bàn, khốc tức tưởi. Đang từ một tâm trạng phấn chấn, rạo rực, anh Quân rơi vào cái thế của nỗi buồn chạnh. Anh thương vợ và cũng một lòng thương cha mẹ vợ. Từ khi người em vợ là anh Kỳ hy sinh, nỗi ám ảnh, mặc cảm càng như day dứt, cư cứa trong lòng anh. Nỗi mặc cảm của người trốn chạy, mà thực ra không phải mà cũng không thể là lỗi của anh. Trong khi cuộc chiến tranh đang ầm ầm đổ xô xuống từng mái rạ, gốc cau, mâm ăn, giừơng ngủ, từng mỗi gia đình, mỗi thân phận thf anh, như một người ngoài cuộc, người rảnh nợ. Lý do rất đơn giản: anh là cháu gọi địa chủ Đồng Giám bằng bác ruột. Trong những cuộc tuyển quân rầm rộ, người ta không màng đến anh. Lúc đầu anh xấu hổ, nhưng rồi anh Quân chợt nhận ra đó là sự may mắn của mình. Sự may mắn có phần ác độc ấy đôi khi làm anh cũng nhoi nhói, nhưng rồi cũng tan nhanh, nhất là khi bom đạn và những chiếc Con ma, Thần sấm gầm rú trên vòm trời. Chỉ từ khi những tờ giấy báo tử lạnh lùng đầu tiên được gửi về xã, với những tên họ quen thuộc của làng, trong lòng anh Quân bắt đầu nhói lên sự mặc cảm. Đến tờ giấy báo tử của Trần Tuấn Kỳ thì sự lẻ loi, đơn độc và cả sự khinh bạc nhẹ nhàng, âm ỉ từ những con mắt, những câu nói vừa xót xa, vừa ngạo mạn của những người mẹ, người vợ có chồng con ra trận, cứ như xoáy vào đâu đó đằng sau lưng, mà có khi vào cả trước mặt anh. Anh không chịu nổi nữa, anh làm đơn tình nguyện nhâp ngũ, một lần nữa, lần này xa hơn, cao hơn: huyện đội! Nhưng vẫn vô vọng, không ai đáp lời anh, đáp lại sự đau khổ của anh.
Nhìn người vợ cứng cỏi, rất đanh thép của anh đang rũ xuống trên mặt bàn, anh Quân quên hết những phiền muộn mà chị đã gieo cho anh. Đã có lần, chị nói với anh một cách vô tư cay độc:
- Tại anh đấy! Nếu anh không phải là cháu địa chủ, anh cũng bình thường như mọi người thì tôi đâu đến nỗi, thiệt thòi, tủi nhục...
Lần ấy, anh Quân đã bỏ nhà ra đi, nhưng không phải vì anh bỏ đi mà người ta bầu chị Diệu làm phó hội trưởng hội phụ nữ xã. Lúc ấy, bà dì tôi, chủ tịch xã đã phải can thiệp:
- Cô không làm cán bộ, cô vẫn phải là người mẹ người vợ. Cô hãy đi tìm gọi chú ấy về. Rồi đảng ủy sẽ bố trí cho cô một công tác phù hợp!
Dường như chị Diệu đáo để, mà chị đáo để thật, đã có phần tỉnh ra khi anh Quân trở về. Cho mãi đến lúc phải xua đuổi mẹ con chị Nga ra đi, thì chị lại hiện ra như một con người đanh thép. Giờ đây con người đanh thép ấy đang rũ xuống, như một tấm áo không giá. Anh Quân lay vai vợ:
- Này, thôi dừng khóc nữa, nghe tôi bảo này...
Chị Diệu ngoan ngoãn như một đứa trẻ có lỗi, ngẩng lên vén mái tóc ra sau gáy, nhìn chồng:
- Anh bảo thế nào bây giờ?
Quân đứng dậy, đi vòng sau lưng vợ, ra cửa, nhìn ra bóng tối mịt mùng, rồi quay vào:
- Ta cho con Thảo sang ở với ông bà một thời gian...
- ...?!
- Tuy nó còn bé nhưng cũng giúp cho ông bà được những việc vặt, duổi con gà, trông nồi cơm. Với lại ở bên ấy nó đi học cũng gần trường hơn...
Chị Diệu đã thôi khóc, để suy nghĩ đến một sự việc nghiêm trọng hơn. Làm sao con bé Thảo làm nổi những công việc gọi là lặt vặt ấy? Bất giác chị nhớ lại cái tuổi mười ba và những cơn gió rít quay cuồng trên cánh đồng Lưu Lạc.
- Đừng, đừng để con bé phải khổ...
- Sao lại khổ? Nó về ở với ông bà chứ có phải đi ở kiếm cơm như ngày xưa đâu?
Ngày xưa ư? Ngày xưa khổ nhục, ngày xưa thương mến đã qua rồi. Chị Diệu bỗng quay loại ôm choàng lấy anh chồng, hai vạt áo anh Quân đầm nước mắt của vợ. Hình như họ cùng biết ơn nhau.
Chị Diệu nhìn con gái bằng cái nhìn lo lắng:
- Thế mỗi lần lên Soi Vạt về, ông có nói gì không Thảo?
Con bé phụng phịu lắc đầu:
- Ông chẳng nói gì cả, chỉ ngồi ở hè, ngửa mặt lên nhìn trời. Con thấy sợ lắm. Mẹ ơi, hay là mẹ cho con về nhà đi...
Người mẹ thảng thốt:
- Ừ, để mẹ bàn với ông...
- Sao ông lên Soi Vạt mà không bảo mợ Kỳ về nhà?
- Mẹ không biết nữa! Hình như là mợ Kỳ bỏ đi rồi...
- Đi đâu hả mẹ?
- Mẹ không biết!
- Mợ ấy có đưa em bé đi không hả mẹ!
- Có...!
- Em bé của mợ Kỳ có giống em bé nhà mình không hả mẹ!
Chị Diệu cúi xuống nhìn con, xẵng giọng:
- Cái con này, hỏi gì mà hỏi nhiều thế? Đi mà hỏi ông ấy!
Con bé Thảo cụt hứng, nó phụng phịu nhìn mẹ bằng con mắt hờn dỗi:
- Mẹ có về không? Con về trước đây, kẻo ông sốt ruột...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét