Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

RẮC-KI, CHÚC NGỦ NGON!

Tiểu thuyết
Phần 1: hiện tại
6.
Lần đầu tiên trong đời, Tư Chín Lé nhìn thấy người đàn ông tắm. Đôi mắt hốt hoảng đến đờ đẫn của Tư nhìn như dán vào bộ nhức lép kẹp đầy xương xẩu của Đạo Sĩ. Không chỉ đôi mắt mà cả khuôn mặt và toàn thân người Tư ngây ra, chỉ có cánh tay là vẫn đưa thẳng về phía Đạo Sĩ, vì một bàn tay có một cái khăn tắm hơi sờn, ngả màu ngà voi, nhưng nhìn rất tinh khiết. Đạo sĩ nhìn thẳng vào đôi mắt Tư Chín, nhưng không bày tỏ một chút cảm xúc nào, khi đôi tay ông không ngừng kỳ cọ.
Thời gia trôi đi trong đôi mắt không hề chớp của Tư Chín, cho đến khi như nhận ra điều gì đó khác thường, Tư mới giật mình quay mặt đi, hét lên một tiếng thanh, nhỏ, nhưng dịu dàng:
- Nè!
Đạo Sĩ Mùa Thu ngừng tay kỳ cọ trên ngực, trên bụng, hai cánh ta và bộ đôi bắp đùi khẳng khiu, cũ kỹ... đưa tay đón lấy cái khăn tắm màu ngà voi, thì Tư Chín mới ù té chạy ra khỏi buồng tắm. Được vài bước, mặt Tư nóng bừng lên, cúi mặt xuống cắn vạt áo mình và lí nhí thật sâu trong cổ họng:
- Đồ quỷ! Đồ quỷ...
Tự dung trong tận đáy lòng Tư Chín cùng lúc xuất hiện hai cảm xúc chồng chất. Nếu có một biến động gì nho nhỏ, rất nhỏ thôi, lâph tức Tư sẽ thay đổi quyết định.
Thằng Rác đã về, nó nhìn bà chủ quán bằng một cái nhìn của con chó con, quyến luyến. Nó đặt cái bao tải khoác lếch thếch trên đường xa xuống góc quán, lễ phép:
- Thưa Tư, con mới về.
Tư Chín lập tức bị phân tán ý nghĩ. Bà mỉm cười độ lượng, một nụ cười hiếm thấy đối với thằng Rác:
- Mầy về rồi hả? Sớm zdậy? Bữa nay có gì nào?
Rác mỉm cười, nhưng cái miệng khá đẹp của nó (lạy Trời cho nó cái miệng, rất quan trọng) lại há hoác ra:
- Con bán được tám chục ngàn rồi đó Tư. Ba cái trong này con đem về làm đồ chơi...
Chúng ta nên rộng lượng mà thương lấy một đứa trẻ mười ba tuổi, sinh ra và lớn dần lên trong đống rác, tồn tại và phát triển trong cặn bã nhân loại, nhưng vẫn không mất đi bản tính của một trẻ thơ: ham đồ chơi - ham mô phỏng cuộc đời! Rác dốc ra xủng xoẻng những đồ chơi: xe tăng, máy bay, súng ngắn, súng dài, dao găm, mã tấu, búp bê trai, búp bê gái... tất cả đều sạch sẽ nhưng thương tổn. Đồ chơi của những đứa trẻ cùng tuổi với nó vứt đi. Cũ người mới ta. Rồi đây nó sẽ bày trận chiến tranh ác liệt, rồi đây nó sẽ mở cửa hàng, bán buôn lời lãi trong thương trường tuổi thơ, rồi đây những câu chuyện tình yêu sẽ diễn ra, hy vọng và đau khổ... Nhưng bây giờ nó phải nhanh chóng cất giấu ngay đi, vì... Đạo Sĩ Mùa Thu xuất hiện.
Đạo sĩ trong bộ pijama hàng chợ kẻ sọc màu xanh nhạt, trông ông giống một bênh nhân hơn một chính khách ở nhà mình. Vì thế thằng Rác kinh sợ, co rúm người lại. Đôi mắt thằng bé long lên những tia sáng tự vệ yếu ớt. Tư Chín cũng đã nhận ra hoàn cảnh ấy , nên an ủi thằng bé:
- Mầy sợ ổng hả con?
Thằng Rác gật đầu lia lịa, lùi dần cùng với những thứ bảo vật đồ chơi xủng xỏeng của nó. Đạo Sĩ Mùa Thu mỉm cười, bằng cách mím chặt đôi môi mỏng có viền hàng ria vẽ mực, đen nhánh:
- Từ nay, chúng ta là người một nhà.
- Đồ quỷ! Tư Chín lại đỏ bừng mặt. Ai nói một nhà hồi nào?
Tư Chín bỗng cảm thấy ân hận khi thấy Đạo Sĩ không chịu rời khỏi cái bàn nhừn mỡ và cái ly cà phê đá đã trong veo, đã nói một câu đầy chất ỡm ờ: "Ông anh ở lại đây dùng cơm hàng em chớ?".
Hai nỗi ân hận đến cùng lúc. Nỗi ân hận vì Tư đã nhận thấy, người đàn ông kỳ quặc này, không phải là ông bác, không già đến nỗi thành ông bác, nhưng cũng không trẻ nữa, nên Tư đã gọi ông ta là "ông anh". Ông anh không khách sáo và nhận lời ở lại dùng cơm trưa trong "tệ quán" của Tư.
Buổi chiều, khi đám thợ hồ ra công trường, kể cả "con dê già" Năm Thợ Hồ cũng phóng cái xe Vespa xịt khói đi đâu mất, ông anh đã gọi Tư Chín đến kêu ngồi trước mặt:
- Cô em ngồi đây. Tôi có cái này.
Tư Chín Lé hồi hộp nhìn bàn tay xương xẩu của ông khách lôi từ trongcái túi càn khôn của mình ra một gói giấy báo đặt vào tay Tư Chín, giọng lạnh lùng:
- Của cô đấy.
Tư Chín không tin vào mắt mình, cô - ta hãy gọi Tư như vậy, từ đoạn này trở đi - run rẩy mở cái gói ra và ngẩn lên nhìn ông anh thảng thốt:
- Tiền?
Ông anh gật đầu, mỉm cười.
- Của anh à?
- Tất nhiên là của tôi...
- Làm sao anh có nhiều tiền thế?
- Không nên tò mò. Có đủ không?
Tư Chín không hiểu ông anh nói gì, hỏi lại một cách thận trọng:
- Đủ gì ạ?
- Tôi muốn cưới cô.
- Cưới em?
- Không. Không cưới xin gì cả. Tôi muốn cô là vợ tôi.
Trời đất nghiêng ngả. Mái quán xoay tròn như trong cơn bão lòng của người con gái gần năm mươi tuổi. Trước mặt Tư, ông anh hào hoa và bí hiểm đã ngỏ lời, mà không hề dè trước đón sau. Như tất cả người con gái đồng trinh nào, phản ứng tự nhiên của Tư là lắc đầu:
- Nhưng... Nhưng anh đã biết gì về em đâu...
- Biết. Tôi biết em.
- Còn em, đến tên anh em cũng chưa biết.
- Gọi anh là Đạo Sĩ. Khi cần trang trọng thì gọi đầy đủ là: Đạo Sĩ Mùa Thu!
- Dà.... Đạo sĩ... Mùa Thu!
Trong tiểu thuyết, người ta, nhất là các nhà văn thiếu kinh nghiệm thường rất dài dòng miêu tả những mối tình đầy than van, nước mắt và niềm đau khổ. Khi tôi kể vắn tất về cuộc tỏ tình của Đạo Sĩ Mùa Thu với cô Tư Chín, thì Phương Nham phản đối:
- Anh không có quyền bôi bác một người phụ nữ...
Tôi gạt tay Phương Nham ra khỏi bàn phím, nổi cáu:
- Sao chị cứ hay can thiệp vào công việc của tôi thế? Chẳng lẽ tôi phải để cho cô Tư khóc lóc, nức nở, hay chàng Đạo Sĩ của chúng ta phải quỳ xuống cầu hôn như một tên Romeo dở hơi hay sao?
Phương Nhan vùng vằng ngồi vắt chân chữ ngũ, đôi mắt lạnh lùng:
- Tình yêu là thiêng liêng.
- Thì thiêng liêng.
- Anh có định kể cái đêm tân hôn của họ không?
- À, cái đó... để xem đã. Nhưng sao lại không nhỉ? Tôi sẽ kể ở đoạn sau.
- Đúng là một giuộc.
Tôi định nói câu gì đó thật đau, thật nặng, để tống cổ chị ta đi, nhưng ngoảnh lại thì Phương Nham đã không còn đó nữa. Tôi thấy nhẹ cả người, nhưng mất hứng kể nữa. Đến đâu rồi? Con mụ phù thủy?
Tiếng Phương Nham từ phòng bên kia vọng sang:
- Bây giờ chúng ta là người một nhà.
Thằng Rác nghe đến hai chữ "chúng ta" và "một nhà", nó không hiểu. Nó có biết thế nào là chúng ta, thế nào là một nhà, nhưng cái đó của người khác, không bao giờ là của nó. Nố bần thần đúng im. Tư Chín lên tiếng:
- Rác à, từ hôm nay mày cứ ở đây, phụ với dì. Và mầy kêu ông anh đây là... Tư Chín đã quên, vì trong lòng đầy hồi hộp. Đạo Sĩ Nhắc lại, dõng dạc:
- Đạo - Sĩ - Mua - Thu!
Rác lí nhí nhắc lại, hai ba lần, bỗng đôi mắt nó sáng lên:
- Thôi vầy đi, chocon kêu bằng Ông Đạo!
- Okey! Đạo Sĩ tiến đến xoa đầu nó. Bàn tay ông vừa lùa vào mái tốc xù mô đen của nó vội giật thót người:
- Dơ quá! Bẩn quá! Ông quay sang Tư Chín. Em hãy đua nó vào nhà tắm. Dầu gội đầu vẫn còn lưa một ít đó!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét