Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

RẮC-KI, CHÚC NGỦ NGON!

Tiểu thuyết
Phần 1 - HIỆN TẠI
7
Trong khi Đạo Sĩ Mùa Thu dõng dạc đàng hoàng chỉ cho thằng Rác kê tấm ván cop-pha mà bọn thợ hồ thải ra, vứt lăn lóc bên kia đường làm thành cái giường của nó, thì Tư Chín lục cục trong căn buồng tối đen của mình.
Mái tóc buông xoã chùm hai vai, lưa thưa bạc ban ngày đã được Đạo Sĩ cột lại bằng một túm dây thun, túm lên, gọn ghẽ, làm khuôn mặt ông lộ ra dưới ánh đèn. Thăng Rác tuy không còn quá sợ hãi "ông Đạo" của nó nữa, nhưng nó vẫn rất không yên tâm, khi đứng trước mặt ông. Nó hồi hộp, thỉnh thoảng lại ngẩng lên nhìn lén ông Đạo. Ông thở nhẹ nhàng cũng như giọng nói trìu mến và truyền cảm của một người truyền giáo chuyên nghiệp:
- Cẩn thận! Hết sức cẩn thận, tránh gây ra tai nạn, tránh đổ máu vô ích.
Thằng Rác "dạ" rất nhỏ trong cổ họng, và cẩn thận theo hướng dẫn của Đạo Sĩ, gượng ghẹ tháo từng cái đinh ra, gom lại một vốc, rồi lấy con dao cùn cạo hết lớp vữa xi măng trên mặt ván. Trong khi "hết sức cẩn thận", thế mà bất ngờ một cái đinh ngầm trong thớ ván bất ngờ cày một đường ngang bàn tay của nó. Máu chảy thành rãnh xuống các kẽ tay.
Đạo sĩ thấy thế thì nắm lấy bàn tay của Rác, giọng gầm gừ:
- Quá không cẩn thận, quá chủ quan. Coi chừng nhiễm trùng.
Ông Đạo bắt thằng Rác phải vào dội nước thật kỹ rồi ông xé một điếu thuốc lá cầm sẵn trong tay đợi thằng Rác. Trong lúc đó thằng Rác rửa tay rất qua loa, vì nước càng làm cho vết xước của nó rất xót. Đặt ngang điếu thuuốc lá đã bóc giấy và lòng bàn tay nhỏ bé của Rác, ông Đạo sĩ bắt nó nắm chặt lại. Không cần kỹ lưỡng hay cầu kỳ quá, ông Đạo Sĩ đã kê xong tấm ván, ở góc quán, sát với bức tường làm ván ép đã cũ, có chỗ phồng lên, gõ ngón tay vào kêu bùng bục.
- Nằm thử đi, anh bạn. Ông Đạo Sĩ nói với Rác.
Thằng Rác trải mảnh bao tải xác rắn lên tấm ván chưa được nhẵn lắm, nó lấy bàn tay không bị thương vuốt qua loa rồi leo nên nhún thử. Nó nhìn Đạo Sĩ cười như người có lỗi rồi tụt xuống, lấy cái bao bố của nó ra những thứ cần thiết: một cái mền đen đủi, và cả một cái gối đã xẹp lép, cứng quèo xếp vào đúng vị trí của nó. Nhưng Đạo Sĩ đã sửa lại:
- Quay đầu trở ra, anh bạn.
Thằng Rác còn chưa hiểu thì Đạo Sĩ đã giảng giải:
- Người sống khi ngủ phải quay đầu trở ra cửa, nghe chưa? Người quay ra, ma quay vào.
Tuy chẳng hiểu gì, nhưng nghe nói đến ma, thằng Rác cũng thấy sợ, và nó còn phải nghe lời ông Đạo của nó, nên nó ngoan ngoãn, làm theo như một cái máy nhỏ bé.
Có một điều khó giải thích ở đây. Rác là một thằng bé không biết sợ ma. Nó lăn lóc trong rác, trong nghĩa địa. Nó sống với ma, hay nó chính là ma. Nói cách nào đó, Rác sợ con người. Nó sợ tất cả, nhưng có lẽ từ khi gặp Đạo Sĩ Mùa Thu, nỗi sợ hãi con người tăng lên gấp nhiều lần so với cái ý thức bé xíu của nó. Nỗi sợ trìu mến và kính cẩn với Đạo Sĩ khiến nó nghe lời ông như một tên nô lệ nhỏ bé, một cái bóng lệ thuộc.
Thằng Rác muốn ngủ lắm, nó muốn nằm một mình, trên cái giường, và đặc biệt trong ngôi quán ấm cúng mà ít khi nó có được. Những đêm trước đó, nó chỉ được nằm ở ngoại hè, tuy "tài sản" của nó được ký gửi trong quán nhà Tư.
Nó mong cho ông Đạo đi đâu đó, như những đêm trước, thật xa nó ra. Nhưng ông Đạo vẫn ngồi nhìn nó trầm ngâm, tính toán. Bất ngờ, ông Đạo lên tiếng:
- Này, anh bạn. Từ nay không ai được gọi tên mày là Rác nữa, nghe chưa?
Thằng Rác tiếp tục lúng búng:
- Tại, bị người ta kêu vậy chớ. Con đâu có biết.
- Mày tên gì? Tao hỏi tên họ đầy đủ của mày kia.
Khốn khổ, thằng Rác không hề có tí chút hiểu biết gì về tên và họ, đừng nói chi đến tên thật với chả tên giả. Nó nhìn ông Đạo Sĩ Mùa Thu bằng đôi mắt trong veo, lắc đầu.
Đạo Sĩ hiểu ngay. Ông im bặt. Thằng Rác cũng im. Bất ngờ, Đạo Sĩ nói như quát lên, nghiêm trang:
- Từ bây giờ trở đi, ta đặt tên cho nhà ngươi, bằng một cái tên mới.
- Dạ, ông Đạo kêu con bằng gì cũng được.
- Tên anh từ nay là Rắc. Được chưa?
Tằng Rác súyt thì bật cười, khiếm nhã. Nhưng nó không thể nào nhịn được, cười phì ra. Đạo Sĩ cũng phải nheo nheo theo nó:
- Tên thường gọi là Rắc. Nhưng như thế có vẻ cộc lốc quá. Ta thêm vào một chữ nữa: Rắc-ki! Rắc-ki...
Đến đây thì thằng Rác, mà quên, thằng Rắc-ki phá lên cười khanh khách, cười rung cả tấm ván côp-pha. Nói vừa dụi mắt, vừa nói trong nước mũi:
- Mắc cười quá ông Đạo ơi...
Đến đây thì cả Đạo Sĩ và Rắc-ki cười tung trời, cười hả hê, không còn phân biệt tuổi tác, ngôi thứ. Thằng Rắc-ki cười lăn lộn, còn Đạo Sĩ thì cúi gập người xuống, ôm lấy bụng.
Trận cười giòn tan và tràn đầy hạnh phúc của Rắc-ki chưa kết thúc thì cô Tứ Chín hiện ra. Rắc-ki tuy vẫn còn muốn cười, nhưng nhìn thấy Tư Chín trong bộ đồ bộ màu hồng tươi, đứng chéo nạnh nhìn hai người một cách trìu mến nghiêm túc, thì Rắc-ki nhanhnhảu:
- Dì Tư, từ nay con có tên mới rồi nghe dì.
Tư Chín nhướng cặp chân mày đang bắt đầu thưa dần về phía thằng Rắc-ki:
- Ừa.... mà tên Rác nghe kỳ quá. Đổi là Rau hay Cỏ gì cũng được.
- Rắc-ki! Đạo Sĩ đúng dậy, chìa bàn tay về phía Rắc-ki, trịnh trọng. Chúc ngủ ngon!
Cả đời Rắc-ki chưa được ai chúc ngủ ngon, nên nó ngỡ ngàn chìa tay ra nắm lấy bàn tay mềm và lỏng, hơi ẩm của Đạo Sĩ.
Đạo Sĩ cùng co Tư Chín sánh vai nhau bước vòng qua câycột để vào phòng ngủ của mình, cái phòng tối mịt kín bưng, mà Rắc-ki đã có lần được ngó vào.
Trong khi Rắc-ki và ông Đạo Sĩ dọn dẹp, sắp xếp chỗ ngủ cho nó thì trong căn buồng kỳ dị, cô Tư Chín cũng chuẩn bị cho đêm (gọi là) tân hôn của mình. Cô cuộn tất cả những thứ không cần dùng đến, không muốn tân lang nhìn thấy cho vào một cái bao bố xác rắn, cột chặt lại. Không biết từ đâu, có lẽ từ hồi chiều, cô Tư Chín đã kịp đạp xe đạp đi mua được một chiếc chiếu mới, một cái mùng tuyn xanh lơ và đặc biệt có cả một đôi gối thêu chữ Tàu và những bông hoa hồng to tướng. Tất cả đều ngay ngắn, mịn màng, làm tay chân cô Tư luống cuống, rời rã, tưởng có lúc không làm chủ được. Cô nhứa lên, đặt xuống và có lúc ngồi thừ ra, thả mặc cho trí tưởng tượng chui luồn vào tận nhưng điều bí hiểm, ngóc ngách của... chuyện lạ lùng.
Đèn phụt tắt. Thằng Rắc-ki cũng chui đầu vào cái mềm đen đủi của mình. Nó cảm thấy hạnh phúc và sung sướng kể tù khi nó được sinh ra trên cõi đời này. Nó nhất định sẽ ngủ một giấc thật say mê, thật yên ổn.
Thế nhưng, Rắc-ki lại trằn trọc mãi mà không ngủ được. Có lẽ hạnh phúc đường đột và tràn ngập trong con tim bé bỏng đã đánh thức mọi bản năng của nó, một thằng bé mười ba tuổi. Rắc-ki không biết bằng cách nào mà nó có mặt trên cõi đời này được nhỉ? Nó chỉ biết khi nó lay lay thân hình đã lạnh cứng của bà cụ mà nó kêu bằng bà ngoại. Bà cụ chết. Nó cũng không biết là người ta có thể chết được. Mà giữa chết với sống thì có khác gì nhau? Chỉ đến khi nó thấy người ta, trong đó có cả dân nhặt rác như nó bỏ chạy khjỏi cái ổ rác lưu cưu, nó cũng định chạy theo. Nhưng nó lại quay lại, cố kéo các xác già nua, cô quạnh để cùng chạy với nó, nhưng không được. Người bà ngoại nó cong queo, khô cứng, hai đầu gối khẳng khiu co lên sát mặt, và đôi tay vòng ra bên ngoài như cố ghì lây hơi thở cuối cùng.
Xe ô tô màu xanh xám, đít vuông, có in chữ thập đỏ to tướng chạy đến theo một cú điện thoại của ai đó. Những người đàn ông bịt kín mặt, trong bộ đồ màu xám, chân đi ủng và găng ya màu trắng đã nhảy ra khỏi xe, túm lấy bà ngoại nó quẳng vào thùng xe nghe cái binh!
Từ hôm ấy, thằng Rắc năm tuổi ở một mình giữa ruồi nhặng, chuột, dán và những đồng nghiệp lớn tuổi của nó.
Nhiều năm sau, chưa bao giờ nó dám mơ một căn nhà, những người thân, ân cần và nghiêm khắc với nó. Vậy mà... Ôi, dì Tư, ôi ông Đạo.
Nó nghĩ đến đây thì bên kia tấm ván ép làm tường ngăn có tiếng lào xào. Đêm khuya dần, tiếng xe chạy cũng thưa dần, vì thế Rắc-ki nghe rõ từng tiếng người nói bên kia vách ván.
Tiếng dì Tư:
- Anh làm gì mà im thế. Khiếp lại còn thở nữa...
Tiếng ông Đạo:
- Anh có làm gì đâu? Em cío thấy hạnh phúc khi ở bên anh không?
Im lặng, có tiếng xột xoạt và cựa quậy. Tiếng dì Tư:
- Có sao không anh?
- Sao là sao?
- Là chúng mình chỉ nằm thế này thôi...
- Thế là hạnh phúc lắm rồi.
- Ôi, anh. Anh xích lại đây chút đi. Phía đó có ổ chuột đó. Bữa hổm em bắt được một đám chuột con. Hí hí hí...
Lại im lặng. Rắc-ki muốn ngủ lắm rồi, nhưngnó vẫn phải nghe. Tiếng dì Tư:
- Anh... ối, em bị ngứa, anh gãi cho em đi.
Tiếng lào xào.
- Đó, xích xuống dưới chút. Đó, đó.... Sang phải.... Lên lên....
Ông Đạo không nói gì. Hai người cũng không nói gì, Rắc-ki đoán là họ đã ngủ. Nhưng không, tiếng dì Tư mềm nhão:
- Anh gãi nữa cho em đi. Ừa, mà sao bữa nay em bị ngứa quá. Có sao không anh?
Tiếng ông Đạo:
- Ngứa là phản ứng tất nhiên của cơ thể. Những sợi dây thần kinh có những cái đầu nhỏ tí và nhạy cảm cô cùng. Chúng triển khai ra hầu hết khắc các vùng da và niêm mạc. Ở đó chúng làm nhiệm vụ thường trực báo độngcho cơ thể.
- Em hổng biết đâu. Nhưngcó người ngứa, có người không...
- Cái đó là tùy cơ địa cuỷa từng người. Nhưng ngứa là dấu hiệu cơ thể bị tác động xâm nhập. Ngứa là chuẩn bị báo hiệu của đâu...
- Ối chết. Tiếng dì Tứ chợt lớn bất thường. Cũng có thể như là dì đã ngồi dậy để nói. Ngứa khác, đau khác chớ.
- Ngứa là tiền đề của đau... là em của đau, là bước đầu của đau đớn.
Chợt thằng Rắc-ki thấy tay chân và cả mngr lưng mình thấy râm ran ngứa, Nó cựa mình, quờ tay gãi lưng và nghĩ: sao ngứa lại là tiền đề của đau được? Mà tiền đề là cái gì nhỉ? Hừ, ông Đạo tốt bụng nhưng ông là người sang trọng, biết nhiều chuyện. Nếu ôngcó bộ ria mép bằng râu thiệt thì hay biết bao. Ở đây, in như là ông vẽ bằng lọ nồi, lọ nghẹ lên vây...
Thằng Rắc-ki nghĩ vẩn vơ và ngủ thiếp đi trong thiếng lào xào từ bên kia vách ván.
Không biết bao lâu, Rắc-ki giật mình, thảng thốt. Tuy là một đứa trẻ, nhưng thần kinh nó đã được rèn luyện trong cõi bụi đời, nên nó khác nhạy với những biến động bất thường xungquanh. Lần này, nó bị đánh thức bằng tiến gõ mạnhbồm bộp vào tấm vavsh ván. Nhưng nó không cần phải định thần lâu, cũng nhớ ra mình đang nằm ở đâu, và những tiếng động ấy từ đâu mà có.
Tiếng dì Tư như tắc nghẹn lại:
- Em đau...
- Đau lắm không?
- Đau... đau nhi... ều! Anh có sao không?
- Anh không sao.
- Vậy là lúc đầu hôm ngứa thì bây giờ đau hả anh...Im lặng và từng nhipị tiếng động gì đó không rõ ràng. Rồi ông Đạo Sĩ nói, giọng vẫn lạnh lùng:
- Rất có thể, từ ngứa chuyển thành đau. Thế em có biết từ đau chuyển thành gì không?
- Thành gì cũng được... thành... thành...
- Nói em không được sợ nghe.
- Em hỏng sợ. Có anh rồi.
- Đau ở một nơi nào đó trên cơ thể là tín hiệu của nơi đó bị tấn công và báo hiệu nơi đó có thể bị hủy hoại. Tức là chết.
- Có thiệt vậy không anh?
- Chắc chắn vậy...
- Ứ... nhưng mà em đau hơi hơi thôi.
- Thế thì tốt rồi.
- Nhưng mà có chết đượckhông anh.
- Còn tùy....
- Tuìy ở an hả? Sao em hết đau rồi nè...
- Quá tốt. Ông Đạo Sĩ vẫn giải thích một cách nhát gừng và cầm chừng như vậy. Bỗng dì Tư hét lênmột tiếng, tuy nhỏ nhưng rrong đêmkhuya vẫn nghe thấy được rất rx, như là tiếng hét của người muốn cười tươi...
Thằng Rắc-ki thấy vậy thì sợ hãi. Nó vùi thật sâu cái đầu mới gôi hồi chiều vào trong chăn, nhắm mắt nghiến răng, quyết tâm ngủ cho bằng được.
Và nó ngủ cho tới sang. Lúc bừng mắt dậy, nó vẫn tưởng mình còn đang nằm ngoài vỉa hè "Nhà hàng Khoai Mỡ". Nhưng sao không thấy dì Tư la lối, xua đuổi như mọi ngày?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét